Khai giảng【Khóa học Japanese Business Manner dành cho giáo viên】
➤ Khóa K2 - Khai giảng ngày 27/07/2019
➤ Thời gian: 2 ngày Khóa học Japanenes Business Manner dành cho giáo viên là chương trình đào tạo độc quyền của Grow Up JV nhằm giúp cho người Việt Nam và các nước khác trên thế giới hòa nhập tốt và làm việc tại Nhật hiệu quả hơn, có cấp bằng chứng nhận từ Hiệp hội JBAA (Nhật Bản). Giáo viên sau khi tham gia khóa học sẽ được cấp bằng và được phép tham gia giảng dạy các chương trình thuộc nội dung của JBAA.
Chương trình đào tạo JBAA này đã có mặt tại 13 quốc gia như Trung, Úc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... GROW UP JV hân hạnh là đại diện độc quyền của Hiệp hội JBAA tại Việt Nam.
Khóa học Japanese Business Manner dành cho giáo viên
【ĐỐI TƯỢNG】
Giáo viên/Giảng viên Ngôn ngữ Nhật tại trường học và trung tâm.
Quản lý cấp trung hoặc chuyên viên đào tạo thuộc bộ phận Nhân sự tại một doanh nghiệp Nhật
【LỢI ÍCH】
Hiểu rõ văn hóa ứng xử trong cuộc sống và công việc tại Nhật Bản.
Có bằng chứng nhận do chính Hiệp hội JBAA cấp
Được cung cấp tài liệu liên quan phục vụ giảng dạy
Trở thành chuyên viên đào tạo kỹ năng sống và làm việc tại Nhật Bản
Trở thành chuyên viên đào tạo về Business Manner cộng tác với GROW UP JV
Chi tiết: https://growupwork.com/bai-viet/tin-tuc-su-kien/khoa-hoc-business-manner-danh-cho-giao-vien-80
Dưới đây là top 10 câu hỏi phỏng vấn rất phổ biến nhất khi phỏng vấn công ty Nhật mà hầu như bạn sẽ gặp trong mọi buổi phỏng vấn dù là trực tiếp hay từ xa với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Nội dung được Growupwork chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn cũng như tài liệu phỏng vấn của các công ty Nhật tham gia tại hệ thống Growupwork.
1. Hãy giới thiệu về bản thân
Ý định nhà tuyển dụng: Mở đầu phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường bắt đầu bằng đề xuất bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình. Nhà tuyển dụng qua đó cũng sẽ đánh giá sơ bộ về bạn như kỹ năng nói của bạn như thế nào? Bạn có chuyển bị tốt cho buổi tuyển dụng không? Đồng thời nhà tuyển dụng có thể lược bớt các câu hỏi phía sau nếu bạn đã nói đến trong phần này.
Cơ hội của bạn: Đây là cơ hội cho ứng viên thể hiện mình một cách tốt nhất (vì phần này bạn đã có chuyển bị trước) và tạo ra “cái nhìn đầu tiên” thiện cảm nhất có thể đối với nhà tuyển dụng.
Một mở đầu tốt sẽ giúp bạn vượt qua toàn bộ buổi phỏng vấn một cách thuận lợi và ngược lại, nếu bạn chưa chuẩn bị gì, hoặc diễn đạt một cách khó khăn, lủng củng thì cũng sẽ gặp nhiều bất lợi hơn.
Hướng dẫn trả lời: (Chi tiết tại website)
Hãy nhớ rằng, phần giới thiệu này của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả tiến trình phỏng vấn của mình. Bạn có thể dẫn dắt buổi phỏng vấn phát triển theo hướng có lợi cho mình một cách khéo léo nhằm thể hiện ra những lợi thế, mặt mạnh của mình thay vì chỉ trả lời thụ động từng câu hỏi một của nhà phỏng vấn đưa ra.
2. Sở thích của bạn là gì?
Ý định nhà tuyển dụng: Nếu trong phần giới thiệu bạn qua ngắn gọn hoặc chưa nói về sở thích của mình. Thì nhà tuyển dụng thường cũng sẽ hỏi câu này. Mục đích là để tìm hiểu về thói quen, tính cách của ứng viên, ước lượng mức độ nhiệt tình cũng như sự phù hợp với vị trí tuyển dụng của ứng viên.
Cơ hội của bạn: Hãy cứ thành thật với những sở thích thông thường của bạn như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, chơi môn thể thao nào đó, du lịch ngắn ngày… và nói thêm một chút về từng sở thích đó. Tất nhiên, nên hạn chế nhắc đến các sở thích tiêu cực trừ khi được hỏi.
Khi nộp hồ sơ, CV ứng tuyển xin việc bạn có viết Cover letter! Vậy mục đích của việc viết thư này là gì? Hướng dẫn cách viết Cover Letter với 6 bước
3. Hãy giới thiệu một chút về tính cách của bạn
Ý định nhà tuyển dụng: Tương tự như câu hỏi trên về sở thích, nhưng sâu hơn. Tính cách của ứng viên thường ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách làm việc và hiệu quả lao động của bạn. NTD cũng muốn biết ứng viên có khả năng hiểu rõ và phân tích khả năng của bản thân không. Nếu nhà tuyển dụng hỏi kỹ tính cách bạn thì hãy trả lời rõ hơn nhé. Cách trả lời: (Chi tiết tại website)
4. Bạn có thể nêu lý do bạn muốn làm công việc này?
Ý định nhà tuyển dụng: Muốn kiểm tra xem mức độ nghiêm túc của bạn khi chọn lựa công việc này đến đâu. Có thật sự mong muốn làm trong ngành này hay không.
Cách trả lời (Chi tiết tại website)
5. Công việc bạn muốn làm khi vào công ty là gì?
Ý định nhà tuyển dụng: Tương tự như câu hỏi về lý do muốn làm công việc này, nhưng ở đây Nhà tuyển dụng muốn gây áp lực cao hơn, muốn biết ứng viên hiểu rõ về nội dung công việc đến mức nào. Đồng thời kiểm tra xem ứng viên có thật sự hứng thú với công việc của vị trí tuyển dụng hay không. Quan điểm của ứng viên với các công việc cụ thể của vị trí tuyển dụng. Các vị trí / chức danh thì có thường giới hạn đặc thù công việc thực tế thì rất khác nhau tùy theo công ty.
Ví dụ: Công ty IT tuyển dụng vị trí kỹ sư lập trình Java, nhưng chủ yếu là phát triển các ứng dụng website trong khi ứng viên lại mong muốn lập trình cho các ứng dụng mobile hoặc game.
Hướng dẫn trả lời phỏng vấn: (Chi tiết tại website)
6. Định hướng nghề nghiệp của bạn?
Ý định nhà tuyển dụng: Công ty muốn biết rõ định hướng của bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không? Đồng thời cũng muốn kiểm tra lại một lần nữa liệu mong muốn làm việc của ứng viên và vị trí công ty tuyển dụng có phù hợp, thống nhất hay không?
Không nên trả lời: Hạn chế các câu trả lời sáo rỗng hoặc chung chung kiểu “Tôi muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty”, “Tôi muốn đóng góp cho xã hội”, “Tôi thích các sản phẩm của công ty nên muốn tham gia”...
Dù cho bạn có phải là người Nhật hay không thì có một số quy tắc, văn hóa ứng xử nhất định mà bạn nên cố gắng tuân theo khi tham gia phỏng vấn công ty Nhật.
7. Bạn có thể nói về các công ty bạn đang ứng tuyển không?
Ý đồ của nhà tuyển dụng: Công ty muốn kiểm tra xem bạn chọn ứng tuyển các công ty như thế nào? có phải vì những lý do như Công ty lớn và nổi tiếng hay không, hay là những lý do khác. Công ty cũng muốn biết bạn chỉ chọn lọc một số công ty phù hợp để ứng tuyển hay phát CV theo kiểu "đại trà", qua đó sẽ đánh giá phẩm chất và tư duy làm việc của bạn.
Chú ý: Không nên liệt kê quá nhiều hay chỉ nêu tên các công ty bạn đang ứng tuyển mà hãy chọn lọc một vài công ty tiêu biểu và nói sơ về ý định tại sao bạn nộp đơn vào công ty đó. Các ý định này phải nhất quán với định hướng nghề nghiệp của bạn đã nêu ra với nhà tuyển dụng ở trên. Bạn có thể không cần và không nên nhắc đến kết quả các cuộc phỏng vấn khác.
Bạn đang tự hỏi CV xin việc là gì? Phải viết CV xin việc như thế nào mới được xem là hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.
8.Bạn không hợp với kiểu người như thế nào?
Ý định nhà tuyển dụng: Xem ứng viên có thể cư xử, giao tiếp bình thường với người không hợp không. Tính cách của ứng viên có lập dị và khó giao tiếp tập thể hay không?
Cách trả lời trong trường hợp này cần chú ý đừng trả lời:
「苦手な人はいません」(Không có ai là không hợp) => vì đây rõ ràng là một lời nói dối hoặc nịnh NTD một cách quá giả tạo.
Bạn vừa hoàn thành việc học tại Nhật và muốn ở lại làm việc, bạn đang là nhân viên muốn chuyển việc, cùng xem chúng ta nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn công ty Nhật nhé!
9. Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?
Ý định nhà tuyển dụng: Khai thác thêm thông tin về tính cách, các kỹ năng cũng như tính chân thực trong giao tiếp của bạn (dám nhìn nhận khuyết điểm hay không). Việc liên tục để ứng viên tự nói ra những khả năng của mình giúp nhà tuyển dụng có nhiều thời gian quan sát, cân nhắc các câu trả lời. Có năng lực tự nhận biết về bản thân và khả năng khắc phục điểm yếu hay phát huy thế mạnh hay không?
Bạn đang rất hồi hộp trước buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Nhật sắp tới. Những mẹo tham gia phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn.
10. Bạn có muốn hỏi gì không? (最後に何か質問はありますか?)
Ý định nhà tuyển dụng: Khi đã hỏi hết các câu hỏi, nhà Tuyển Dụng thường sẽ hỏi thêm câu hỏi này. Mục đích là để biết được ứng viên có hứng thú đối với công ty của mình hay không?
Hạn chế hỏi quá chi tiết về công việc như thể mình đã đậu phỏng vấn như Hỏi về mức lương, các phụ cấp, vị trí ngồi, hoặc những người mình sẽ làm việc cùng...
Trên đây là tổng hợp chọn lọc Top 10 câu hỏi phỏng vấn đi Nhật và cách trả lời hay nhất khi phỏng vấn với các công ty Nhật. Hãy “bắt bài” tâm lý các nhà tuyển dụng và "bỏ túi" ngay những câu trả lời hay nhất này nhé.
Chuẩn bị thật tốt và trang bị cho mình những kỹ năng phỏng vấn là điều rất quan trọng, vì bạn không thể biết các cơ hội lớn tiểm ẩn trong đó. Môi trường làm việc, mức lương, điều kiện học hỏi và thăng tiến cùng nhiều thứ khác nhiều khi các nhà tuyển dụng không giới thiệu hết trong các nội dung đăng tuyển của mình, mà chỉ dành riêng cho các ứng viên tốt nhất.
Viết cv xin việc bằng tiếng Việt hay tiếng Anh đều không dễ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tổng hợp những bí quyết này để giúp bạn có một cv chuyên nghiệp, ấn tượng.
Nên đi Nhật hay Hàn Quốc làm việc, điều kiện và lợi ích ở đâu tốt hơn? Đây là câu hỏi rất nhiều người tắc mắc. Theo đánh giá chung của nhiều người đã đi lao động tại Nhật Hàn thì sống và làm việc tại Nhật sẽ là lựa chọn tốt hơn. Văn hóa truyền thống cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp đã được chuẩn hóa và rất nhiều thứ đáng để học hỏi, khả năng phát triển tay nghề, sự nghiệp ổn định và lâu dài.
Nên đi Nhật hay Hàn Quốc làm việc thì tốt hơn?
Nhật Bản và Việt Nam cũng có mối quan hệ tốt đẹp lâu năm. Cả hai cũng có sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống là một lợi thế.
Điều kiện đi làm kỹ sư IT tại Hàn Quốc
Mức lương: Lương tầm 40 đến 55 triệu đồng 1 tháng tùy năng lực trình độ, chưa tính làm thêm và được công ty bao ăn ở. Visa E7: Đơn hàng kỹ sư IT sang lao động bên Hàn Quốc thường theo diện visa E7 (Thẻ vàng) thời hạn là 3 năm, gia hạn từng năm một và có thể xin định cư lâu dài.
Ngôn ngữ: Không như Nhật Bản, tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến tại Hàn nên nếu trình độ giao tiếp tiếng Anh của bạn tốt thì có thể nộp CV xin việc tại nhiều công ty mà không phải học tiếng Hàn. Ngoài ra, theo nhiều người đánh giá thì tiếng Hàn cũng dễ học và học nhanh hơn tiếng Nhật. Các chính sách:
Ăn, ở: công ty chi trả hoàn toàn.
Kỹ sư được về thăm nhà khi có mong muốn.
Kỹ sư được đón vợ/chồng, con sang sống cùng.
Chế độ và phúc lợi: Bảo hiểm: y tế, xã hội… được công ty đóng theo Luật lao động Hàn Quốc.
Được tính tiền làm thêm, tăng ca, lương tháng 13
Cơ hội được chuyển đổi sang visa thường trú F2 hoặc Visalưu trú vĩnh viễn F5
Chi phí: Thường bạn phải trả chi phí dịch vụ và các khoản bảo lãnh tầm $6000 tùy công ty dịch vụ. Trình độ và Kinh nghiệm: Yêu cầu trình độ từ Đại Học trở lên và tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc. Duyệt hồ sơ: Hàn Quốc duyệt hồ sơ rất khắt khe, ngoài việc phải ký hợp đồng làm việc và được bảo lãnh từ phía công ty Hàn Quốc thì hồ sơ phải thông qua đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam phê duyệt. Ứng viên phải có bằng từ ĐH trở lên và đã có kinh nghiệm làm việc tại các công ty phần mềm lớn và uy tín tại VN, hoặc công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. Số lượng tuyển dụng: Mặc dù nhu cầu tuyển dụng kỹ sư IT tại Hàn khá nhiều nhưng hàng năm chỉ khoảng hơn 100 đơn hàng đi Hàn được duyệt.
Thông thường để sang Hàn làm việc, các ứng viên sẽ chọn hình thức đi Du học Hàn Quốc rồi khi tốt nghiệp sẽ xin chuyển sang visa D10 để ở lại làm việc 2 năm, sau 2 năm mới xin chuyển sang E7. Đây là cách đi đường vòng phổ biến nhất hiện nay, nói như vậy để các bạn hiểu là việc xin Visa E7 trực tiếp là không dễ dàng.
Điều kiện đi làm kỹ sư IT tại Nhật Bản
Mức lương: Thu nhập kỹ sư IT tại Nhật từ 45 đến 100 triệu đồng / tháng tùy theo trình độ và chuyên môn (Tương đương kỹ sư IT tại Nhật)
Visa Kỹ sư: Đơn hàng kỹ sư IT đi Nhật là diện tư cách lưu trú cao nhất dàng do lao động nước ngoài có trình độ cao như Giáo sư, học giả, kỹ sư, chuyên viên...
Ngôn ngữ: Thường yêu cầu trình độ Nhật ngữ cơ bản N4, N5, đặc biệt có một số công ty Nhật tuyển kỹ sư IT chỉ cần tiếng Anh. Các chính sách chế độ:
Công ty chi trả các khoản ăn, ở, đi lại.
Kỹ sư được về thăm nhà khi có mong muốn.
Kỹ sư được bảo lãnh người thân (vợ/chồng/con) sang sống cùng
Chế độ BH và phúc lợi: Theo luật lao động Nhật Bản
Chế độ nghỉ phép, lương, thưởng: Như người Nhật
Có thể xin Visa vĩnh trú hoặc xin nhập tịch sau thời gian quy định (5 năm).
Chi phí: Thường công ty tuyển dụng sẽ lo tất cả chi phí cho bạn, kể cả vé máy bay qua Nhật. Trình độ và Kinh nghiệm: Trình độ Cao đẳng, Đại Học. Duyệt hồ sơ: Khả năng duyệt hồ sơ rất cao, thường nếu bạn đậu tuyển dụng của công ty thì hồ sơ sẽ đậu 100%. Thời gian duyệt và hoàn tất hồ sơ từ 3 đến 6 tháng. Số lượng tuyển dụng: Tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao, đặc biệt ngành IT nên số lượng đơn hàng đi Nhật được tuyển dụng rất cao, khả năng được duyệt cũng cao hơn trước kia. Chương trình tuyển chọn lao động kỹ sư IT Việt Nam sang Nhật làm việc đã diễn ra từ hàng chục năm nay. Các kỹ sư IT Việt Nam hiện đang sống và làm việc tại Nhật cũng khá nhiều và được các công ty cũng như chính phủ Nhật đánh giá rất cao. Chủ yếu do sự chăm chỉ, sáng tạo, chủ động trong công việc cũng như chấp hành tốt các quy định và luật pháp Nhật.
Tổng kết nên đi Nhật hay Hàn Quốc?
Đi Hàn Quốc thì lợi thế là không phải học tiếng trước và nếu có thì học tiếng Hàn cũng dễ hơn tiếng Nhật, chi phí sinh hoạt cũng thấp hơn Nhật 1 chút. Văn hóa đa dạng Hàn Quốc do du nhập vào nhiều nét của Mỹ, Nhật, Trung Quốc nên khá thoải mái và dễ thích nghi hơn. Nhược điểm khả năng duyệt Visa thấp, người Hàn thì nóng tính hơn và tác phong làm việc, tính kỷ luật không bằng người Nhật.
Đi Nhật thì lợi thế có thể ở lâu dài, tác phong làm việc chuyên nghiệp, lương về lâu dài tăng cao, bằng cấp và kinh nghiệm nhìn chung sẽ được đánh giá cao hơn trên Quốc Tế. Số lượng tuyển nhiều, khả năng đậu Visa cao hơn rất nhiều. Nhược điểm các công ty thường yêu cầu biết tiếng Nhật cơ bản hoặc được đào tạo nhanh trước khi xuất cảnh, mà tiếng Nhật là ngôn ngữ khó học.
Lịch sử văn hóa truyền thống cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp đã được chuẩn hóa và rất nhiều thứ đáng để học hỏi, khả năng phát triển tay nghề, sự nghiệp ổn định và lâu dài. Nhật Bản và Việt Nam cũng có mối quan hệ tốt đẹp lâu năm. Cả hai cũng có sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống là một lợi thế. Theo đánh giá chung của nhiều người đã đi lao động tại Nhật Hàn thì sống và làm việc tại Nhật sẽ là lựa chọn tốt hơn một chút.
Trên đây là thông tin tóm lược và điều kiện cơ bản so sánh giữa việc làm kỹ sư IT Nhật Bản và Hàn Quốc 2019 được cập nhật mới nhất. Các bạn có thể tham khảo để quyết định chọn hướng đi nào tốt nhất cho bản thân và tương lai sự nghiệp của mình nhé!
Điều kiện cấp và thời hạn lưu trú của visa kỹ sư đi Nhật?
Chưa bao giờ Nhật Bản lại khan hiếm nhân lực trình độ cao tới như vậy.Chương trình Visa Kỹ sư Nhật bảnliên tục gia tăng số lượng tuyển cũng như giảm thủ tục điều kiện và mở rộng ra hầu hết các ngành nghề kỹ thuật được đào tạo tại Việt Nam, trong đó: Kỹ sư Công nghệ thông tin (IT), Cơ khí, Điện, Điện tử, Xây dựng, Cầu đường, Tự động hóa, Nông nghiệp… là những ngành nghề mà Nhật Bản tuyển dụng kỹ sư nhiều nhất.
Visa kỹ sư Nhật Bản là gì?
Muốn đến Nhật làm việc thì bạn cần có tư cách lưu trú tương tự visa nhưng có thời hạn dài hơn từ 6 tháng trở lên (chúng ta hay gọi chung là visa). Vậy Visa kỹ sư Nhật Bản là gì? Visa kỹ sư là 1 trong số các loại visa lao động có tư cách và thời hạn lưu trú cao nhất. (“技術・人文知識・国際業務”.) Ngoài thời hạn lưu trú ra thì với visa dạng kĩ sư, người lao động có nhiều quyền lợi và cơ hội hơn như:
Được phép chuyển công ty hoặc tìm công việc khác thích hợp liên quan đến chuyên ngành trong quá trình làm việc tại Nhật
Có cơ hội được về Việt Nam thăm gia đình nếu có nhu cầu và có điều kiện
Được cơ hội định cư tại Nhật Bản
Được bảo lãnh người thân sang cùng sinh sống ở Nhật
Mức lương cao tương tự lao động người Nhật
Điều kiện để xin cấp Visa kỹ sư đi Nhật
Cũng giống như các hình thức xin visa khác việc xin visa đi kỹ sư Nhật Bản cũng có những điều kiện chung về độ tuổi, ngoại hình, sức khỏe, trình độ Nhật ngữ, kinh nghiệm… nhưng điều đặc biệt là với Visa kỹ sư thì hầu hết các yêu cầu này đều không có quy định bắt buộc mà do các công ty tuyển dụng đưa ra, thông thường là:
Về độ tuổi: Thông thường từ 21 đến 35 tuổi (có đơn hàng nhận đến 40 tuổi)
Ngoại hình: ngoại hình kỹ sư đi Nhật không quá khắt khe so với đi XKLĐ Nhật Bản vì diện kỹ sư chủ yếu là sử dụng trí óc để làm việc. Thông thường chỉ cần với nam chỉ cần cao trên 160cm nặng từ 50kg và nữ là 150cm và nặng trên 45kg.
Sức khỏe: Không mắc các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, lậu, HIV, viêm gan B… thị lực từ 6/10 hoặc cao hơn tùy nghành nghề.
Bằng cấp: Trình độ kỹ sư theo quy định sẽ cần Bằng từ cao đẳng, đại học chính quy có chuyên ngành phù hợp với công việc mà bên Nhật tuyển dụng.
Trình độ Nhật ngữ: nhiều đơn hàng kỹ sư đi Nhật không yêu cầu trình độ tiếng hoặc chỉ cần từ N4 (được đào tạo riêng). Tuy nhiên nếu bạn có trình độ tiếng Nhật càng cao thì khả năng trúng đơn hàng càng cao, chi phí thấp và thời gian cũng nhanh hơn.
Kinh nghiệm làm việc: Tùy theo từng đơn hàng, từng lĩnh vực mà nhà tuyển dụng có yêu cầu kinh nghiệm làm việc hay không. Tốt nhất là sau khi các bạn học xong thì làm ở Việt Nam 1-2 năm, sau khi có kinh nghiệm làm việc rồi thì thi thi tuyển dễ đậu, mức lương sẽ cao hơn và sang Nhật sẽ dễ dàng thích nghi với công việc hơn.
Hành vi dân sự: Ứng viên cần có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự: Là người có ý thức chấp hành pháp luật, tư chất đạo đức tốt. Không có tiền án, tiền sự… Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam/ Nhật Bản Trên đây là những điều kiện cơ bản để đi Nhật diện kỹ sư mới nhất 2019. Nếu đạt hết tất cả các điều kiện trên thì khả năng đậu phỏng vấn đi Nhật của bạn là rất cao. Tuy nhiên, như đã nói, các quy định này hoặc có thêm nữa hoàn toàn phụ thuộc vào ngành nghề và công ty tuyển dụng đưa ra nên sẽ có quy định khác nhau từ theo tin tuyển dụng. Bạn hãy liên hệ Growupwork.com để được hỗ trợ cụ thể thêm nhé.
Tôi có thể tự mình xin visa kỹ sư được không? Xin ở đâu?
Hiện tại các công ty tiếp nhận bạn ở Nhật sẽ phải làm hồ sơ bảo lãnh và cam kết để xin tư cách lưu trú này cho bạn. Nếu đậu phỏng vấn bạn sẽ cung cấp một số giấy tờ cá nhân theo yêu cầu của công ty là được. Hiếm có cá nhân nào ở VN tự túc xin tư cách lưu trú dạng này để làm visa sang Nhật.
Thông thường thì:
Đi theo diện visa thực tập sinh thì xí nghiệp và nghiệp đoàn có thẩm quyền bên Nhật tự làm hết, khi có tư cách lưu trú rồi thì cty XKLĐ Nhật Bản ở VN xin visa rất đơn giản.
Đi theo diện visa kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản thì công ty tuyển dụng bên Nhật cũng tự làm hết. Thường thì cục Xuất nhập cảnh bên Nhật chỉ tin và làm việc với công ty tiếp nhận tại Nhật, hồ sơ gì thì yêu cầu cty và cty sẽ yêu cầu bạn gửi sang.
Như vậy, để xin visa kỹ sư đi Nhật thì bạn phải được sự chấp nhận (tuyển dụng) của một công ty Nhật Bản, còn lại các thủ tục khác công ty sẽ hỗ trợ bạn thực hiện hết. Ngoài ra, nếu không rành các thủ tục hoặc tiếng Nhật, bạn nên thông qua các công ty giới thiệu, môi giới việc làm uy tín tại Việt Nam. Họ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho bạn và làm việc với các công ty Nhật nhanh hơn, chi phí thường không cao và đặc biệt là hoàn toàn Miễn Phí tại Growupwork.com nhé!
Thời hạn lưu trú tối đa của Visa kỹ sư đi Nhật là bao lâu?
Nếu như các loại visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường có thời hạn trung bình 1-3 năm (hiện nay đã được tăng lên tối đa 5 năm), thì thời hạn visa theo diện kỹ sư có thể tùy vào năng lực, mong muốn và loại công việc bạn đảm nhận có thể được gia hạn liên tục. Nói cách khác visa kỹ sư đi Nhật là dạng vô thời hạn. Nếu bạn làm việc tốt, tay nghề cao, tiếng Nhật cải thiện nhanh và không phạm pháp gì thì rất dễ được xin gia hạn hoặc ở lại Nhật.
Thời hạn của visa này khá dài, tối thiểu là 1 năm. Sau 1 năm sẽ phải gia hạn visa một lần. Thường thì cục xuất nhập cảnh sẽ xem xét quá trình các bạn sống ở Nhật để tiếp tục gia hạn tư cách lưu trú cho các bạn.
Nhóm ngành kỹ sư cơ khí chế tạo máy làm việc tại Nhật
Chi phí xin gia hạn Visa kỹ sư tại Nhật là bao nhiêu?
Phí nộp cho Cục Xuất nhập cảnh: 4.000 yên (Khoảng 850.000 đồng)
Giờ làm việc: Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương nghỉ vào thứ 7, chủ nhật, ngày lễ và những ngày nghỉ dịp Tết dương lịch (29/12 đến 3/1).
Thời gian hoàn tất: khoảng 15 đến 30 ngày. Nên trước khi sắp hết thời hạn lưu trú (1 đến 3 tháng) bạn cần chủ động tiến hành làm thủ tục gia hạn tại cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi bạn cư trú bên Nhật, nếu không sẽ bị trục xuất về nước. Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra, xem xét tới khoảng thời gian bạn đã ở Nhật sinh sống và làm việc để quyết định xem có gia hạn hay không. Các bạn lưu ý để không lỡ thời gian nộp đơn gia hạn visa, đơn xin bảo lãnh nhé!
Kết luận
Xét về các điều kiện, lợi ích cũng như thời hạn visa như đã nêu trên nếu bạn chọn đi Nhật làm diện kỹ sư thì đây chính là sự lựa chọn tốt nhất, nếu bạn biết tiếng Nhật khá và trình độ tay nghề kỹ thuật tốt thì sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho các bạn phát triển tương lai và định cư luôn tại Nhật Bản.
28 loại tư cách lưu trú tại Nhật được cấp dưới dạng Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (有資格証明書), theo tiếng Anh là Certificate of Eligibility (COE) là giấy tờ chứng nhận tư cách lưu trú hợp pháp và tham gia một số hoạt động nhất định có thời hạn tại Nhậtcủa bạn tại Nhật Bản. Đây là loại giấy tờ bắt buộc khi bạn muốn ở Nhật trên 90 ngày và do Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp.
Dưới đây là mâu giấy chứng nhân tư cách lưu trú tại Nhật, khổ A4, giấy này khác hoàn toàn visa xin vào Nhật nhé các bạn!