Thursday, October 21, 2021

Kỹ năng giao tiếp trong công việc

Giao tiếp là một phạm trù khá rộng lớn. Tuy nhiên trong công việc để thành công thì cơ bản bạn cần áp dụng những 8 kỹ năng giao tiếp dưới đây. Nếu nắm được và rèn luyện tốt sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả công việc dù là bất cứ ngành nghề nào. 

8 kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc

 Trước khi đến với những kỹ năng giao tiếp cần thiết mà bạn cần vận dụng để cải thiện hiệu quả làm việc, chúng ta cùng điểm qua một số hình thức giao tiếp phổ biến và cũng là khái niệm cơ bản của sự giao tiếp.

Cách hình thức giao tiếp

Giao tiếp bằng lời

Là hành động tạo ra lời nói hoặc câu nói để đối phương lắng nghe, bao gồm trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc các công cụ video call online. Đơn giản là hành động nói và nghe. Và lắng nghe thường sẽ cần chú trọng hơn!

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Là trái ngược với giao tiếp bằng lời. Những điều bạn truyền đạt đến đối phương không còn bằng lời hoặc câu nói nữa mà thông qua các cử chỉ, thái độ và Body languages. Hình thức giao tiếp này có thể xảy ra một mình nó hoặc có khi là bổ trợ cho giao tiếp bằng lời.

Giao tiếp bằng văn bản

Bài viết này chính là ví dụ chính cho hình thức giao tiếp bằng văn bản. Trong cuộc sống cũng rất phổ biến chẳng hạn như việc bạn đọc khi lướt web, báo điện tử, các dòng trạng thái trên mạng xã hội.

Đặc biệt kỹ năng viết rất quan trọng trong việc giúp bạn làm việc hiệu quả.

Giao tiếp bằng hình ảnh

Bên cạnh văn bản việc sử dụng các hình ảnh minh họa để truyền đạt thông điệp sẽ khiến nó ý nghĩa và dễ nhớ hơn rất nhiều. 

Là một người làm việc bạn cũng cần có kỹ năng sơ đồ hóa và đồ thị hóa những thông tin công việc để có thể trình bày đến mọi người một cách hiệu quả nhất.

8 kỹ năng giao tiếp chính trong công việc

Sau khi tìm hiểu các hình thức giao tiếp chúng ta sẽ đi vào chi tiết những kỹ năng giao tiếp quan trọng giúp bạn nâng cao hiệu quả làm việc.

1. Lắng nghe tích cực

Thế nào là lắng nghe tích cực?

Nghe để lưu giữ nội dung, thua thập ý định của người nói và cả cảm xúc của họ. Nó sẽ giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng, hạn chế sai lệch và xây dựng mối quan hệ công việc tốt.

Luyện tập lắng nghe tích cực

Hãy luôn tập trung vào người nói, nghe không chỉ bằng tai mà còn dùng mắt để quan sát thái độ và cử chỉ của đối phương kết hợp với ngữ điệu được nói ra. 

Đáp lại nếu bạn đã hiểu hoặc chưa hiểu để có điều chỉnh ngay tức thời.

2. Sự rõ ràng

Cần xác định mình muốn đạt được điều gì trong một cuộc đối thoại và đảm bảo truyền đạt nó một cách rõ ràng, rành mạch cho người nghe.

Luyện tập để giao tiếp rõ ràng:

Nếu bạn đang chuẩn bị một cuộc họp để bạn về cách tăng doanh thu thì hãy ghi mục tiêu đó ra, càng cụ thể càng tốt và để mục tiêu đó cho mọi người trong cuộc họp thấy được bằng cách viết lên bảng, để bất kỳ ai cũng không bị lạc đề.

Kết hợp với lắng nghe để dẫn dắt và điều chỉnh cuộc thảo luận đi đúng và phục vụ mục tiêu ban đầu.

3. Hiểu người nghe trong cuộc đối thoại

Dưới đây là một số câu hỏi để bạn xác định và hiểu người nghe của mình

  • Họ biết gì về việc bạn đang nói?
  • Những kiểu phản hồi nào có thể mà họ có thể đưa ra? (Ví dụ: một đồng nghiệp trong bộ phận kế toán có thể tập trung nhiều vào việc chi phí hoặc danh thu trong khi một Marketer có thể quan tâm đến cách dự án sẽ được quảng cáo như thế nào đến khách hàng.)
  • Người nghe giao tiếp tốt với kiểu giao tiếp nào? (Họ nắm bắt các điểm nhanh hơn khi được đưa ra các ví dụ hay thích nghe các lý thuyết và phương pháp khái quát? Các phương tiện trực quan như biểu đồ có thu hút họ không?)
  • Họ có thể hiểu những thuật ngữ mà bạn sử dụng?
  • Vì sao những gì bạn đang nói lại quan trọng với họ?

4. Lựa chọn phương thức giao tiếp và ngữ điệu

Kỹ năng này là tất cả về việc bạn lựa chọn hình thức giao tiếp tốt nhất cho một tình huống cụ thể, có thể tạo ra sự khác biệt về mức độ thông điệp được tiếp nhận và hiểu như thế nào.

Để chọn phương thức giao tiếp phù hợp, bạn cần:

  • Tính đến người nghe của bạn
  • Xem xét phương tiện tốt nhất cho thông điệp cụ thể
  • Hãy nhận biết bất kỳ sự khác biệt nào mà mọi người có thể có khi xử lý hoặc cung cấp thông tin. 
  • Cân nhắc điểm mạnh và sở thích trong giao tiếp của bạn

...

Để xem tiếp 4 kỹ năng giao tiếp còn lại và nội dung đầy đủ, mời bạn truy cập bài viết gốc theo nguồn dưới đây:

NGUỒN: https://growupwork.com/blog/ky-nang-lam-viec/ky-nang-giao-trong-cong-viec-548

No comments:

Post a Comment