Thursday, November 11, 2021

Những thay đổi về xu hướng chuyển dịch lực lượng lao động sẽ tạo ra những nhu cầu lớn hơn cho người lao động muốn tìm việc làm trong mọi lĩnh vực. Hãy cùng GrowUpWork tìm và nắm bắt được xu hướng này để nắm bắt được nhiều thời cơ trên con đường phát triển sự nghiệp nhé! 

Sự chuyển dịch của lục lượng lao động sau đại dịch

Tác động của Covid 19


Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam có 31,8 triệu người mất việc, giãn việc, cắt giảm giờ làm hoặc thu nhập (68,9% người lao động bị giảm mức thu nhập). Dịch vụ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (với 68,9% số lao động trong lĩnh vực này phải gánh chịu).  Ngoài ra, trong lĩnh vực công nghệ, xây dựng và nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Chuyển dịch lực lượng lao động sau đại dịch


Dưới những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19 đến sự phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch lực lượng lao động là điều tất yếu.

Lao động trong nước


Đối với lực lượng lao động trong nước, con số này có xu hướng giảm. Đặc biệt đối với đối tượng làm công ăn lương bởi tình hình sa thải, giảm nhân sự các các doanh nghiệp ngày càng tăng.

Lao động nước ngoài


Các công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị ảnh hưởng sâu sắc. 
Khi đại dịch bùng nổ, các hoạt động tuyển chọn, đào tạo xuất cảnh cho người lao động đã bị ngưng hoàn toàn.

Lao động tại các doanh nghiệp


Đây là lần đầu tiên số lượng doanh nghiệp thành lập bị giảm trong vòng 5 năm vừa qua. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp bị phá sản cũng tăng đáng kể so với  trước đại dịch.

Sự ra đời các giải pháp

Thích nghi với trạng thái bình thường mới


Dựa trên xu hướng chuyển dịch lao động ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp cần xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng sản xuất trở lại làm việc bình thường.

Nơi làm việc sẽ được phát triển theo hướng mới như làm việc từ xa, tự động hóa. Thực hiện biện pháp an toàn lao động để bảo vệ an toàn cho nhân viên sẽ được chú ý hậu đại dịch.

Thành lập nhóm chuyên trách, văn phòng chuyển tiếp

Các doanh nghiệp cần thiết kế, tổ chức các hội thảo thảo luận chiến lược làm việc mới, ứng phó lâu dài với Covid. Đồng thời duy trì các kênh trao đổi 2 chiều để nắm bắt được những nhu cầu của lực lượng lao động trong tình hình dịch bệnh.

Xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển tiếp khi hoạt động trở lại

Dựa trên tình hình chuyển dịch lực lượng lao động, các doanh nghiệp cần xây dựng sẵn kế hoạch chuyển tiếp khi hoạt động trở lại. Kế hoạch cần linh hoạt nhất để có thể dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn.

  • Về vận hành, chia nhỏ lịch trình làm việc, xây dựng kế hoạch làm việc theo từng địa điểm, nếu không cần thiết có thể làm việc từ xa, quay trở lại làm việc theo từng cấp độ, khu vực và thành lập đội tự quản, giám sát hoạt động vận hành.
  • Về cơ sở vật chất, tránh tập trung đông người khi làm việc, tu sửa lại cơ sở hạ tầng, trang bị thêm tấm chắn mica để đảm bảo giãn cách giữa các nhân viên, và đầu tư các công cụ hỗ trợ làm việc từ xa.
  • Về an toàn sức khỏe, thiết lập các biện pháp đánh giá sức khỏe nhân viên, liên hệ với các đội ngũ hỗ trợ y tế và sẵn lòng, xem xét các biện pháp quản lý lực lượng lao động dự phòng.
  • Về quản lý, nghiêm ngặt, áp dụng các thay đổi vào trình trạng chuyển dịch lực lượng lao động. Xây dựng các chiến lược quản lý, nâng cao nhận thức, cam kết thực hiện giữa các nhân viên. Phát triển các kế hoạch liên lạc, tiếp cận tới từng nhân viên nếu làm việc từ xa Đào tạo thực hiện các quy trình, chính sách mới đúng quy định. Hiểu rõ nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên để điều chỉnh phương thức làm việc.

NGUỒN: https://growupwork.com/blog/ky-nang-lam-viec/chuyen-dich-luc-luong-lao-dong-562

No comments:

Post a Comment