Nếu bạn đang đọc bài viết này rất có thể bạn đã nhận được công việc mới của mình! Song thử thách đang chờ đợi bạn tiếp theo là giai đoạn thử việc. Để vượt qua thử thách này một cách suôn sẻ, bạn cần lưu ý một số điều trong giai đoạn thử việc dưới đây.
Giai đoạn thử việc cần lưu ý những gì?
Giai đoạn thử việc là gì?
Đây là khoảng thời gian bạn bắt đầu những ngày làm việc đầu tiên tại một công ty mới. Khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tháng và nhiều nhất là 3 tháng tùy thuộc vào quy định mỗi công ty.Kết quả của giai đoạn này là bạn sẽ tiếp tục ở lại làm việc chính thức hoặc phải rời đi. nghe có vẻ khốc liệt nhỉ?
Tuy nhiên có rất nhiều nhân viên lại chính là người chủ động rời đi, khi trong thời gian thử việc họ phát hiện mình không phù hợp với công ty. Chính vì vậy, giai đoạn thử việc không chỉ là cơ hội để công ty đánh giá bạn mà cũng là cơ hội để chính bạn đánh giá lại mức độ phù hợp của cả hai!
Nên đây cũng được xem là thời gian vàng để bạn thể hiện những lợi thế và tài năng của bạn trong công việc. Có một số điểm cần lưu ý trong giai đoạn thử việc có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn này thành công!
Những điều cần lưu ý trong giai đoạn thử việc
1. Sự đúng giờ
Đều này không chỉ là việc đi làm đúng giờ mà còn là việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn! Để làm được điều này bạn cần cân nhắc và estimate (định lượng) năng lực làm việc của bản thân đối với nhiệm vụ thật kỹ lưỡng, tránh làm trễ deadline đã đặt ra!
Nếu công ty bạn nhận việc có thời gian làm việc linh hoạt và văn hóa không quá gò bó kiểm soát nhân viên về thời gian làm việc chặt chẽ, thì họ đang muốn quan sát khả năng tự chủ và tự kỷ luật của nhân viên! Thế nên bạn phải tự nghiêm khắc với chính bản thân mình về giờ giấc dù không được yêu cầu cụ thể!
2. Luôn giữ thái độ lạc quan
Vì chúng ta đều biết rằng những ngày đầu đến một môi trường làm việc mới rất dễ gây ra căng thẳng. Những căng thẳng này có thể khiến bản thân bạn vô tình bộc lộ sự mỏi mệt và thiếu lạc quan.
Vì thế hãy thường xuyên kiểm soát những gì bạn bộc lộ ra bên ngoài. Nếu cảm thấy điều gì quá khó khăn bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người hướng dẫn, hoặc đơn giản là chia sẻ với một ai đó có thể lắng nghe thì tâm trạng của bạn sẽ chuyển biến tích cực hơn!
3. Trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề và tích cực học hỏi
Đến với một môi trường mới sẽ đồng nghĩa với việc đối mặt với một số vấn đề mới mà bản thân bạn chưa thể giải quyết ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy giữ bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động!
Xem đây là cơ hội để bạn tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề và tích cực hỏi hỏi thêm những điều mới, kinh nghiệm mới!
4. Phạm sai lầm không quá tồi tệ như bạn tưởng
Bạn bước vào một công ty mới với áp lực phải tạo ấn tượng tốt đẹp với mọi người xung quanh và cấp trên, nên đôi khi việc mắc sai lầm có thể trở nên vô cùng tồi tệ với bạn và có khả năng đánh gục tinh thần làm việc của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần phải biết là với một môi trường mới mà bạn chưa có nhiều sự thấu hiểu và mới bắt đầu làm quen thì việc phạm phải những sai lầm không quá tồi tệ như vậy, mọi người vẫn có thể thông cảm cho bạn.
Quan trọng hơn hết là đừng để lặp lại những sai lầm cũ. Nếu cứ mắc phải một sai lầm nhiều lần, công ty đó sẽ đánh giá thấp bạn!
5. Giao tiếp là chìa khóa
Đối với người hướng ngoại thì điều này có vẻ quá dễ dàng với họ, còn người hướng nội sẽ cso chút khó khăn hơn!
Nhưng dù là kiểu người nào bạn cũng cần phải giao tiếp với những người xung quanh để cập nhật thông tin. Giao tiếp là chìa khóa tăng tốc khả năng hội nhập với một môi trường làm việc mới!
Giao tiếp tốt không phải là giao tiếp nhiều mà là truyền đạt đủ đúng thông tin cũng như biết lúc nào cần lắng nghe!
6. Quan sát và vận dụng
Mọi tổ chức đều có phong cách làm việc của mình, mà mọi người trong đó đều tuân theo. Ở giai đoạn thử việc, bạn nên quan sát cách mọi người làm việc để hiểu điều đó. Tò mò đúng mực là một trong những phẩm chất có lợi cho bạn.
Bạn nên thử hỏi và làm các nhiệm vụ phối hợp với đồng nghiệp, người đi trước, những người sẽ cho bạn kinh nghiệm làm việc và tích lũy kỹ năng.
...Còn tiếp...
Để xem tiếp 4 điều cần lưu ý còn lại mời các bạn truy cập bài viết gốc ở nguồn dưới đây!
NGUỒN: https://growupwork.com/blog/ky-nang-lam-viec/giai-doan-thu-viec-can-luu-y-nhung-gi-460
No comments:
Post a Comment